Đăng nhập

 

Download : http://www.mediafire.com/view/?743ef0uo9096x19

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON- LỚP 4A- K35

 

v TRƯỜNG TT: MN QUẬN TÂN BÌNH

v SVTH            : BÙI THỊ HỒNG ANH 

v Lớp                : 4A – K35

v MSSV            : 35902002

 

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 01 tháng 04 năm 2013.

 

THỰC TẬP ĐỢT 2 – LỚP CƠM THƯỜNG 2

v GVHD: NGÔ THỊ NGỌC VÂN

NGÀY THỨ NHẤT

NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH

  1. Mục đích yêu cầu:

-       Trẻ biết ném bóng vào rổ.

-       Biết dùng lực cánh tay ném bóng.

-       Rèn luyện thể lực, sự khéo léo và khả năng định hướng trong không gian.

-       Trẻ có nề nếp trong tiết học, hứng thú tham gia cac hoạt động.

  1. Chuẩn bị:

-       Mỗi trẻ một quả bóng đường kính 10cm và thêm 20 quả bóng khác.

-       Bốn cái rổ đựng bóng.

-       Keo dán.

-       Đường zích zắc dài khoảng 3m, rộng 50cm.

III.Tiến hành:

v Khởi động:

-       Cô rủ trẻ đi chơi. Cô đi đầu, trẻ nối đuôi đi đằng sau và điều khiển tốc độ đi, chạy của trẻ theo bài hát “ Bóng tròn to”: đi bình thường, đi nhanh dần, chạy nhanh, đi chậm dần và đứng lại thành vòng tròn.

v Trọng động:

-       Bài tập phát triển chung: “ Thổi bóng”

  • Động tác 1: Thổi bóng ( 3 lần)

+ TTCB: Trẻ đứng thoải mái, hai tay chụm lại để trước miệng.

+ Tập: Cô nói “ thổi bóng”, trẻ hít vào thật sâu, rồi thở ra từ từ, kết hợp hai tay cũng dang rộng ra từ từ (để làm bóng to).

+ Trở lại tư thê ban đầu.

+ Lần cuối cô cho trẻ vừa dang rộng hai tay vừa nhắm mắt lại để cô đặt vào tay mỗi trẻ  một quả bóng.

  • Động tác 2: “ Đưa bóng lên cao” ( 3-4 lần).

+TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, hai tay cầm bóng để ngang ngực.

+Tập: Cô nói “ Đưa bóng lên cao”, hai tay trẻ cầm bóng đưa thẳng lên cao đồng thời một chân bước sang ngang ( nhắc trẻ). Cô nói “ Bỏ bóng xuống”, trẻ đưa hai tay xuống trở về tư thế ban đầu.

  • Động tác 3: “ Cầm bóng lên” ( 2-3 lần)

+ TTCB: Trẻ đứng chân ngang vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.

+Tập: Cô nói: “ Cầm bóng lên”, trẻ cúi xuống hai tay cầm bóng giơ lên cao ngang ngực. Cô nói : “ để bóng xuống”, trẻ cầm bóng cúi xuống, đặt xuống sàn.

  • Động tác 4: Bóng nảy ( 4-5 lần)

+ TTCB: Trẻ đứng thoải mái, hai tay cầm bóng.

+ Tập: trẻ bật nhảy tại chỗ, vừa nhảy vừa nói: “ bóng nảy”.

Cho trẻ cất bóng và rổ, đi nhẹ nhàng  một vài vòng quanh lớp chuyển sang hoạt động tiếp theo cho trẻ đứng thành hai hàng dọc.

-         Vận động cơ bản: “ Thi xem ai tài ”: Đi đường zích zắc và ném bóng vào đích nằm ngang ( bằng một tay).

+ Dẫn trẻ đi chơi tiếp và cô hướng trẻ đến những đường zích zắc cô đã chuẩn bị và hỏi trẻ có biết đó là gì?

+ Trước tiên cô làm mẫu  cho trẻ quan sát: Đi theo đường Zích zắc đến hết đoạn đường Zích zắc thì đứng lên, nhặt bóng ở rổ, dùng 1 tay cầm bóng, đưa bóng ngang đầu ném  trúng vào rổ đặt ở phía trước mỗi hàng rồi đi về cuối hàng đứng. Rổ để cách chỗ trẻ đứng khoảng 1,2m.

+ Lần 1: cô làm trọn vẹn toàn bộ các thao tác, không phân tích.

+ Lần 2: cô kết hợp giảng giải cách thức cho trẻ, lưu ý đi đúng hướng đường và không dẫm vạch đường.

+ Cho trẻ lần lượt thực hiện.

+ Cô cho trẻ đứng hai hàng. Cô động viên trẻ.

-       Trò chơi vận động: “ Chạy đuổi theo bóng”.

+ Cô đổ bóng ra sàn và cho trẻ chạy theo nhặt bóng. Yêu cầu mỗi trẻ nhặt một quả bóng chạy về bỏ vào rổ.

-       Hồi tĩnh: Chơi trò chơi:  “Pha nước chanh, nước cam”.

 

NGÀY THỨ HAI

VẼ TỔ CHIM

 

  1. Mục đích, yêu cầu:

 - Trẻ biết tiếng kêu của con chim .

- Trẻ biết nơi ở của con chim.

- Trẻ biết hình dạng tổ chim và vẽ tổ chim.

- Phát triển kĩ năng vận động tinh: vẽ vòng xoắn ốc.

- Phát triển khả năng chú ý ở trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ: trẻ trả lời được con gì, tiếng gì…

- Phát triển kĩ năng vận động thô: nhún, xoay người, lắc tay.

- Giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu quý loài chim.

  1. Chuẩn bị:

Tiếng chim hót, hình ảnh chim nằm trong tổ, giấy A4, bút sáp màu, bàn, bài hát “ Ta đi vào rừng xanh”, “Con chim non”.

  1. Tiến hành:

v Ổn định lớp:

- Hát và vận động bài: “ Ta đi vào rừng xanh”.

-  Đến đoạn “ chim ngủ ngày”, cô cho trẻ gục đầu và  cô mở tiếng chim hót, hướng sự chú ý của trẻ vào việc nghe tiếng chim.

v Hoạt động 1: Trò chuyện với trẻ.

- Các con vừa nghe tiếng gì vậy?

- Vậy, các con có biết con chim ở đâu không nè?

Cô cho trẻ xem video hình ảnh con chim, tổ chim.

- À! Hôm qua cô đi trên đường và gặp nhiều bạn chim đang bị ướt,lạnh  mà không có tổ để ở. Vậy theo các con chúng ta nên làm gì để giúp đỡ ban chim nào?

- Vậy bây giờ chúng ta hãy làm những cái tổ thật đẹp để giúp đỡ các bạn chim nha.

v Hoạt động 2: Vẽ tổ chim.

-         Vừa nãy các con thấy tổ chim có hình gì? ( hình tròn)

     Lần 1:  Cô làm mẫu kèm theo lời giải thích: Các con hãy nhìn cô vẽ tổ chim nha ( cô làm mẫu trên không).

- Cô cầm bút bằng tay phải, cô đặt bút xuống tờ giấy và vẽ theo hình xoắn ốc từ trái qua phải, từ trong ra ngoài tạo ra tổ chim có hình tròn..

     Lần 2 : Cô làm mẫu trên giấy , vừa vẽ cô vừa giải thích :

- Cô cầm bút bằng tay phải, cô đặt bút xuống tờ giấy và vẽ theo hình xoắn ốc từ trái qua phải, từ trong ra ngoài .

àBây giờ cô đã vẽ xong một tổ chim rồi đấy.

             -  Giờ các con hãy cùng làm theo cô nha .

             -  Cô cho trẻ thực hiện, trong khi trẻ vẽ cô chú ý quan sát , hướng dẫn và sửa sai cho trẻ .

v Cô nhận xét và trò chuyện với trẻ:

- À! Các con rất ngoan vì đã làm ra những cái tổ rất đẹp để giúp đỡ các bạn chim. Các bạn chim cảm ơn các con nhiều lắm đấy, giờ các bạn chim đã không còn bị ướt và lạnh nữa vì đã có những cái tổ thật đẹp để ở rồi.

- Bây giờ các con hãy cùng đứng lên và hát với cô bài hát “Con chim non” để cùng chúc mừng bạn chim đã có tổ ấm nào.

v Hoạt động 3: Hát và vận động bài “Con chim non’.

-         Trẻ hát và vận động nhịp nhàng theo cô bài “Con chim non”.

-         Kết thúc:

Cô nhận xét, tuyên dương những bạn học ngoan, đồng thời nhắc nhở, động viên những bạn học còn chậm.

 

 

 

NGÀY THỨ BA

BÀI THƠ ĐÀN GÀ CON

  1. Mục đích yêu cầu:

-            Trẻ biết tên bài thơ “ Đàn gà con”

-            Biết đọc thuộc cùng cô bài thơ.

-            Biết được vẻ đẹp của những chú gà mới nở xinh xắn, đáng yêu.

-            Giáo dục trẻ tình yêu đối với những con vật xung quanh.

-            Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

  1. Chuẩn bị:

-            Powerpoint âm thanh, hình ảnh về gà trống, gà mái, gà con.

-            Powerpoint về hình ảnh minh họa nôi dung vài thơ.

-            Sa bàn: có cây cối, có một gà mẹ đang ấp 10 quả trứng trong ổ rơm. Một góc có 10  chú gà con.

-            Mũ gà mẹ và gà con.

-            Nhạc “ Đàn gà con”

  1. Tiến hành:

v  Ổn định, hứng thú.

+ Trò chơi “ Nghe tiếng kêu đoán con vật”: Cô cho trẻ nghe tiếng của ba con vật: gà trống, gà mái, gà con.

+ Đổi lại, cô chiếu lần lượt hình ảnh ba con và trẻ phải bắt chước tiếng kêu của ba con vật đó.

v Hoạt động 1: Đọc thơ bé nghe.

-          Cô giới thiệu bài thơ:  Có một bài thơ rất hay nói đến những chú gà đáng yêu. Đó là bài thơ “ Đàn gà con”, các con cùng lắng nghe cô đọc nha.

-            Cho trẻ xem powerpoint và cô đọc bài thơ theo hình ảnh tương ứng.

-            Cô hỏi trẻ tên bài thơ.

-            Cô rủ trẻ đến nhà bạn gà chơi và dẫn đến chỗ sa bàn.

-            Cô đọc lần hai thể hiện trên sa bàn.

-            Cô đàm thoại cùng trẻ:

+ Bài thơ nói về con gì?

+ Vậy gà mẹ đẻ trứng hay đẻ con?

+ Để cho  những quả trứng nở thành gà con thì gà mẹ phải làm gì? ( Gà mẹ phải ấp trứng dưới cánh, dưới bụng của mình giống như mẹ ôm các con vào lòng). Cô đọc trích dẫn: “ Mười quả trứng  tròn….thành mỏ thành chân”.

+ Các con thấy đó. Nhờ sự ấp ủ, che chở của gà mẹ mà từ những quả trứng đã nở ra những chú gà con.

+ Cô giải thích từ “ấp ủ”: Là hình ảnh gà mẹ giang rộng đôi cánh che chở, sưởi ấm cho quả trứng để cho ra đời những chú gà con.

+ Các chú gà con mới nở trông như thế nào?

+Cái mỏ của gà con như thế nào? ( tí hon)

+ Cái chân thì sao? ( bé xíu)

+ Còn bộ lông thì như thế nào? ( lông vàng mát dịu)

-            Cô chiếu lại silde có hình ảnh gà con và chỉ vào các bộ phận tương ứng với từng câu thơ.

-            Các con nhìn thấy những chú gà con này có đáng yêu không?

-            Chúng ta phải làm gì để gà lớn nhanh? ( cho ăn, uống, yêu quý, chăm sóc và bảo vệ những chú gà con).

v Hoạt động 2: Bé cùng đọc thơ.

-            Bây giờ cô và các con cùng đọc bài thơ này nha. Cô đọc chậm cho trẻ đọc cùng cô 3-4 lần ( sửa sai cho trẻ).

-            Gọi nhóm đọc, gọi cá nhân đọc.

-            Cho trẻ xem lại powerpoint và đọc bài thơ theo hình ảnh tương ứng.

-            Bây giờ cả lớp chú ý lắng nghe cô đọc lại bài thơ này một lần nữa nha. Cô đọc thơ diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ.

-            Cho cả lớp cùng đọc và làm theo cô.

v Hoạt động 3: Trò chơi “Cáo bắt gà”.

-            Cách chơi: Bây giờ cô và các con sẽ cùng nhau làm đàn gà đi chơi nha. Cô sẽ làm gà mẹ và các con sẽ làm những chú gà con. Nào các con đi theo mẹ nào. Các con cẩn thận với con Cáo hung ác, hễ thấy mẹ nói có Cáo ác thì các con phải chạy ngay vào đôi cánh mẹ nha.

-            Cô bật nhạc “ Đàn gà con” và cho trẻ nhún nhảy lắc lư theo nhạc.

 

 

NGÀY THỨ TƯ
TRUYỆN QUẢ TRỨNG


I.  Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên và hiểu được nội dung câu chuyện, trả lời được các câu hỏi của cô và biết một số  hành động của nhân vật như: Gà gáy ò ó o, heo kêu ụt ịt, ụt ịt, vịt con kêu vít, vít.
- Trẻ thể hiện ngữ điệu giọng nói của các nhân vật trong câu chuyện.

 - Giáo dục trẻ biết yêu thương và chăm sóc các con vật.
II. Chuẩn bị:
- Powerpoint  truyện “ quả trứng”;
- Tranh truyện “ quả trứng”.
-  Những quả trứng bằng giấy báo.

-  Một tổ ấp trứng bằng rơm. 

-  Vòng nhựa.

-  Gia đình của con gà, con bò và con heo bằng giấy.

  1. Tiến hành:

v Ổn định, hứng thú:

-         Cô đóng vai là ông Tư râu, mời các trẻ đến thăm trang trại của ông. Cô dẫn trẻ đi một vòng quanh trang trại với một vài gi đình của các con vật và cho trẻ bắt chước tiếng kêu của một số con vật quen thuộc hoặc trẻ đã biết.

-         Ông tư râu tiếp tục mời các trẻ đứng dậy đến khu vực khác của trang trại và trong lúc đi thì cô cố để một quả trứng bằng báo rớt xuống khu vực trẻ đi và làm bộ phát hiện quả trứng, đàm thoại ngắn với trẻ:

+  Ồ! Các bé ơi! Đây là cái gì vậy nè? ( quả trứng)

+ Không biết quả trứng này ai đánh rơi thế này?

+ À! Chắc cháu gái của ông biết, giờ ông sẽ gọi cháu ông ra giúp các bạn nha.

-         Cô hóa vai cháu gái và mời các bạn cùng lắng nghe câu chuyện cháu gái sẽ kể cho các bạn biết.

Hoạt động 1: Bé nghe kể chuyện
-  Cô hóa vai cháu gái: Muốn biết quả trứng của ai các bạn hãy nghe câu chuyện “ Quả trứng” nhé!
- Cô kể chuyện lần 1 kết hợp cho trẻ xem hình ảnh trên powerpoint.

v Hoạt động 2: Bé trò chuyện cùng nhân vật.

-  Cô kể lần 2 kết hợp bộ truyện tranh.

-  Cô và trẻ đàm thoại theo nội dung câu chuyện:
+ Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì? (Quả trứng )
+ Trong truyện có những con vật nào? (gà trống, heo con, vịt con).
+ Vậy con gì phát hiện ra quả trứng đầu tiên?(gà trống). Gà trống đã nói gì?( ò ó o, quả trứng gì to to).  Các con hãy cùng với gà trống hỏi quả trứng này nha).
+ Con gì chạy đến nữa? ( Heo con chạy đến). Heo con đã nói gì? (ụt ịt, ụt ịt, trứng gà hay trứng vịt?) . Tương tự cho trẻ cùng heo con hỏi quả trứng.
+ Thế quả trứng đã làm gì vậy các con? (lúc lắc, lúc lắc rồi vỡ đánh tách một cái).
+ Vậy đó là trứng gà hay trứng vịt? ( Trứng vịt). Vì sao con biết? (Vì khi trứng nứt ra, có một chú vịt con chui ra”).

v Hoạt động 3:  Trò chơi “Mang trứng về tổ”:

+ Trang trại hôm nay vịt đẻ trứng nhiều lắm, nhưng vịt mẹ không thấy những quả trứng mình đẻ ra đâu nữa, cô cháu mình cùng tìm trứng vịt để đưa về tổ cho vịt mẹ ấp trứng nhé!

+  Cô hương dẫn cách chơi:

Các bạn hãy tìm xung quanh lớp mình xem của trứng , mỗi bạn tìm và chỉ cầm một trái trứng chạy về phía vòng tròn  cô đã chuẩn bị sẵn và bật vào vòng rồi mới tiếp tục được phép đặt quả trứng ấy vào tổ…
- Cô cho trẻ nhặt trứng đưa về tổ.

-  Vịt mẹ cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã tìm lại cho vịt mẹ những quả trứng bị ai đó lấy mất. Chúng ta cùng nhau múa nhảy chúc mừng các quả trứng đã quay trở lại tổ của mình nha.

-  Múa nhảy theo nhạc bài “ Chicken dance” và kết thúc.

 

Download : http://www.mediafire.com/view/?774p8qaj7bi54xm

 

 

KẾ HOẠCH TUẦN

(Từ ngày 18/03/2013 đến ngày 22/03/2013)

Trường: Mầm non Quận Tân Bình.

Lớp: Cơm thường 2.

SVTH: Nguyễn Thị Vân Anh

 

Ngày

 

Hoạt

động

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

 

 

Đón trẻ - thể dục sáng -  hoạt động đầu giờ

- Hướng dẫn trẻ biết cất giày, cất cặp đúng tủ.

- Trò chuyện với trẻ: Đến lớp phải chào cô, chào ba mẹ, không khóc nhè.

-  Trò chuyện với trẻ về hình ảnh những loại quả được cắt dán trong lớp.

- Trao đổi với phụ huynh: Cho trẻ đi học sớm để tham gia vận động sáng.

- Thể dục sáng:

  1. Khởi động: Đi vòng tròn, đánh tay.
  2. Trọng động:

-                     Hô hấp: Gà gáy.

-                     Tay: Đưa tay ra phía trước, lắc lắc bàn tay.

-                     Vặn mình: Giơ tay qua hai bên, vặn người qua hai bên.

-                     Chân: Đứng lên, ngồi xuống

-                     Bật: Bật tại chỗ.

  1. Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hòa.

Hoạt động có chủ đích

MTXQ:

“Qủa quýt”

- Xem hình ảnh một số loại quả.

- Quan sát quả quýt thật.

- Trò chuyện về một số đặc điểm nổi bật của quả quýt.

- Cho trẻ ăn quýt.

- Trò chơi: “Bịt mắt đoán là quả gì”.

- Nghe và vận động theo bài “Quả gì?”.

 

Văn học:

Đôi bạn nhỏ

- Hát và vận động theo nhạc.

- Kể chuyện: “Đôi bạn nhỏ”.

- Đàm thoại với trẻ về câu chuyện qua hệ thống câu hỏi.

- Trò chơi vận động: “Cứu bạn”.

 

Toán:

Quả to – quả nhỏ

- Trò chơi: “Ảo thuật: quả ở đâu?”

- Quan sát quả cam và quả tắc.

- Nhận biết về quả to, quả nhỏ.

- Trò chơi: Quả nào cây ấy.

- Trò chơi vận động: Về đúng nhà.

Tạo hình:

Vẽ mưa

- Tạo tình huống.

- Hướng dẫn trẻ vẽ mưa.

- Trưng bày sản phẩm của trẻ trên một bức tranh nền có cây cối.

-Trò chơi: Trời nắng, trời mưa.

 

 

 

Vận động:

Trườn qua vật cản

- Khởi động: Đi ra biển.

- Bài tập phát triển các nhóm cơ.

-  Tập vận động “Trườn qua vật cản”

- Trò chơi vận động: “Cá vàng bắt bọ gậy”.

Hoạt động ngoài trời

- Thăm vườn cổ tích của bé: quan sát một số loại cây ăn quả.

- Trò chơi vận động:  vào rừng hái quả.

- Trò chơi dân gian: rồng rắn lên mây

- Trò chơi dân gian: dung dăng dung dẻ.

- Trò chơi vận động: chơi với bóng.

- Tưới cây, nhổ cỏ, nhặt lá vàng.

- Trò chơi vận động: hái quả.

- Trò chơi dân gian: kéo cưa lừa xẻ.

- Quan sát thời tiết hôm nay.

- Trò chơi vận động: chạy đuổi theo cô

- Trò chơi dân gian: dung dăng dung dẻ

- Chơi với cát, nước: vẽ các loại quả trên cát

- Trò chơi vận động: đập bóng.

- Trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột.

Chơi với đồ chơi trong sân trường: xích đu, thú nhún, cầu tuột, bóng…

 

 

 

 

 

Hoạt động góc

 

 

 

 

 Góc chơi tập:

-Cho búp bê ăn trái cây: lột vỏ, bỏ hạt…

-Cho bé ngủ, khám bệnh cho bé.

Góc xây dựng – lắp ghép

- Lắp ghép sạp để bán hoa quả.

-Xâu hạt.

Góc học tập

-Phân loại trái cây theo kích thước to, nhỏ; màu sắc vàng, đỏ.

Góc âm nhạc

-Nghe bài hát: “Quả gì?”.

-Tập các động tác đơn giản theo bài nhạc.

Góc tạo hình

-Di màu quả cam, táo, chuối.

-Vò, xé giấy.

-Vẽ quả cam.

Góc thư viện

-Xem tranh các loại quả và đoán tên.

 

Hoạt động chiều

- Trò chuyện về vệ sinh cá nhân.

- Trò chơi: “Hái quả”.

- Rèn kỹ năng: vò giấy, xé giấy.

- Nghe đọc thơ, câu đố về các loại quả.

- Trò chuyện về việc an toàn khi ăn trái cây: không ăn hạt, vỏ…

- Trẻ chơi, hoạt động theo ý thích.

                 

 

 

Giáo án ngày thứ nhất

Đề tài: Đôi bạn nhỏ

 

I) Mục đích yêu cầu:

-         Trẻ hiểu nội dung truyện, biết tên các nhân vật.

-         Phát triển kĩ năng nghe các câu chuyện phù hợp với lứa tuổi.

-         Trẻ thích thú nghe và tham gia hoạt động.

-         Trẻ hiểu và làm quen, bắt chước lời thoại hành động của từng nhân vật.

-         Giáo dục trẻ biết giúp đỡ, chơi hòa thuận với nhau.

-         Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô.

II) Chuẩn bị:

-         Powerpoint câu chuyện “Đôi bạn nhỏ”.

-         Tranh và các nhân vật rời của câu chuyện “Đôi bạn nhỏ”.

-         Nhạc, mặt nạ Cáo.

III) Hoạt động:

Ổn định: Cô cùng trẻ hát và vận động bài “Đàn Gà con” và bài “Một con vịt”.

-         2 bài hát vừa rồi nói về những con vật nào các con có biết không?

-         À! Cô cũng có một câu chuyện nói về tình bạn giữa Gà con và Vịt con, các con hãy cùng cô tìm hiểu xem câu chuyện đó như thế nào nhé!

v  Hoạt động 1: Kể chuyện bé nghe

Cô kể chuyện kết hợp powerpoint.

Sau khi kể chuyện xong, cô đàm thoại với trẻ:

-  Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì?

-  Trong câu chuyện có những ai?

-  Con gì đuổi bắt gà con?

-  Khi bị Cáo đuổi bắt, Gà con kêu thế nào?

-  Khi nghe gà con kêu cứu, ai đã đến cứu gà con?

-  Vịt con kêu như thế nào?

-  Bé nào nhắc lại tiếng kêu của Gà con? Vịt con?

v  Hoạt động 2: Bé cùng cô kể chuyện

Cô kể chuyện lần 2 kết hợp với tranh và các nhân vật rời.

Cô kể diễn cảm, kết hợp trò chuyện với trẻ, hỏi trẻ những tình huống sẽ xảy ra tiếp theo của câu chuyện.

v  Hoạt động 3: Trò chơi “Cứu bạn”

Cô đóng vai Cáo còn trẻ là Gà con và Vịt con (các bạn nam là Vịt con và các bạn nữ là Gà con).

Cô đeo mặt nạ Cáo vào, rình bắt gà con ăn thịt, Gà con kêu cứu và Vịt con sẽ chạy ra đưa Gà con về nhà.

-  Các ngươi biết ta là ai không?

-  Ta đói bụng quá rồi, ta đi tìm mồi đây.

-  A! Đây rồi, có rất nhiều Gà con, ta sẽ được một bữa thật no đây.

-  Ta sẽ rình bắt Gà con ăn thịt, ta bắt đây.

-  Gà con kêu gì vậy?

-  Tức thật, ai cứu Gà con vậy?

-  Vịt con kêu như thế nào?

-  Vịt con đã cứu Gà con rồi, không có gì ăn nữa, ta đói quá, ta đi tìm thức ăn đây.

Cáo bỏ đi, gà con lại chạy ra kiếm mồi,  cáo lại rình đuổi bắt gà con, vịt con lại cứu gà con.

Cô cho trẻ chơi 4 -5 lần.

 

 

Giáo án ngày thứ hai

Đề tài: Quả quýt

 

I) Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật của quả quýt: vỏ nhẵn, ruột, múi, hạt,…

-  Trẻ biết cách ăn quả quýt: bỏ vỏ, bỏ hạt…

- Trẻ biết ích lợi của các loại quả đối với sức khoẻ.

-  Phát triển xúc giác, vị giác, khứu giác cho trẻ khi trẻ sờ nếm và ngửi quýt.

-   Trẻ có kĩ năng nói to, rõ lời về tên gọi và một số đặc điểm của quả quýt, trẻ nói cả câu: “Đây là quả quýt”, “Vỏ quả quýt nhẵn”.

-   Trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ có chủ định.

-  Giáo dục trẻ thói quen ăn trái cây.

-  Trẻ biết thực hiện hành vi văn hóa: mời cô và bạn cùng ăn.

-  Trẻ thích ăn các loại quả cho cơ thể khoẻ mạnh.

II)   Chuẩn bị:

-  Quả quýt, mận, chuối, ổi thật.

-  Pwerpoint một số loại quả quen thuộc.

-   Nhạc bài hát: “Quả”

III) Hoạt động:

 Ổn định: Cô trò chuyện với trẻ:

- Lúc nãy cô gặp bạn Thỏ trắng, nhà bạn Thỏ trắng cũng có một vườn cây ăn quả rất ngon, và bạn ấy mời chúng ta đến tham quan đấy! Các con hãy cùng cô đến thăm vườn cây ăn quả của bạn Thỏ trắng nha!

v  Hoạt động 1: Bé cùng khám phá quả quýt.

- Cho trẻ xem hình ảnh về các loại quả trên powerpoint.

- Cô: Ôi, vườn cây nhà bạn Thỏ trắng có nhiều loại quả ngon quá! Trước khi ra về bạn Thỏ trắng còn gửi tặng cho lớp mình 1 túi quả đây này!

- Bạn Thỏ trắng thật tốt bụng, cô và các con cùng mở xem đó là quả gì nhé?

- Cô đưa quả quýt ra giới thiệu với trẻ:

+ Đây là quả gì?

+ Đây là quả quýt đấy!

+ Cho trẻ nói cả câu: Đây là quả quýt.

+ Các con sờ xem vỏ quả quýt như thế nào nhé? (Cho trẻ sờ quả quýt)

+ Cô hỏi lại: Vỏ quả quýt như thế nào?

Cho trẻ nói cả câu: Vỏ quả quýt nhẵn.

+ Các con có biết bên trong quả quýt có gì không? Cô sẽ bóc vỏ quả quýt ra các con cùng xem nhé!

+ Cô vừa bóc vỏ quả quýt và hỏi trẻ: Cô đang làm gì đây con?

+ Cô cầm vỏ quả quýt và hỏi trẻ: Đây là cái gì?

+ Khi cô bóc vỏ quýt ra các con có ngửi thấy mùi gì không? (cô cho trẻ ngửi mùi vỏ quýt).

+ Sau khi bóc vỏ thì các con thấy bên trong quả quýt có gì?

+ Bên trong quả quýt có rất nhiều múi quýt, là phần các con có thể ăn được đấy.

+ Cô chỉ vào hạt quýt và hỏi trẻ: Đây là cái gì? Hạt quýt không ăn được nên khi ăn các con phải bóc vỏ và bỏ hạt bên trong nhé!

+ Quả quýt này có vị như thế nào nhỉ? Các con hãy nếm thử xem nhé? Cho trẻ nếm quýt đã bóc sẵn.

+ Các con thấy quả quýt có vị như thế nào?

- Mở rộng: Ngoài quả quýt ra, các con còn biết và đã được ăn những quả gì nữa? (Cho trẻ kể tên các quả trẻ biết).

- Cô khái quát lại và giáo dục trẻ.

- Các loại quả có chứa nhiều vitamin rất tốt vì vậy các con phải ăn nhiều các loại quả cho cơ thể khoẻ mạnh, da hồng hào nhé!

v  Hoạt động 2: Trò chơi: “Bịt mắt đoán quả”

-  Cô cho trẻ ngồi hình vòng cung, trước mặt trẻ đặt một chiếc bàn nhỏ để một số loại quả: quýt, mận, chuối, ổi.

-  Cô mời lần lượt từng trẻ đi lên, bịt mắt trẻ lại và yêu cầu trẻ ngửi hoặc sờ vào 4 loại quả và  chỉ ra quả đâu là quả quýt.

v  Hoạt động 3: Hát và vận động theo cô

-   Cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát: “Quả gì”.

 

 

Giáo án ngày thứ ba

Đề tài: Quả to – quả nhỏ

 

I) Mục đích yêu cầu:

-  Trẻ biết gọi tên quả cam, quả tắc.

-  Trẻ nhận biết được to – nhỏ qua kích thước của quả cam và quả tắc.

-  Tập cho trẻ kĩ năng so sánh hai đối tượng.

-  Trẻ nói được từ “to hơn”, “nhỏ hơn”.

-  Giáo dục trẻ biết chơi đúng luật thông qua trò chơi “Về đúng nhà”.

II)   Chuẩn bị:

-  Quả cam, quả tắc thật có kích thước khác nhau.

-  Tranh quả, rổ đựng để chơi trò chơi.

-  Nhạc.

III)    Hoạt động:

Ổn định: Cô làm ảo thuật “Quả ở đâu?”:  Cô cầm quả cam và quả tắc trên tay. Cô giơ ra cho trẻ thấy, sau đó cô làm động tác xoay tay và dấu quả tắc ra sau quả cam và yêu cầu trẻ tìm quả tắc.

v  Hoạt động 1: Quả nào to, quả nào nhỏ?

-  Sau khi trẻ tìm ra chỗ nấp của quả tắc, cô đưa 2 quả ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ lần lượt cầm 2 loại quả trên tay và trò chuyện với trẻ:

+ À! Vì sao lúc nãy chúng mình không nhìn thấy Tắc khi bạn ấy đứng sau lưng Cam nhỉ?

+ Thế khi cầm chúng lên các con thấy quả nào dễ cầm hơn?

+ Con thử nắm tay lại xem tay nào nắm lại được còn tay nào không?

+ Vì sao tay cầm quả tắc thì con nắm lại được, còn tay cầm quả cam thì không?

-  Cô cầm quả cam lên, cho quả cam đứng sau quả tắc và trò chuyện với trẻ:

+ Các con có nhìn thấy quả cam không?

Sau đó, cô cho quả tắc đứng sau quả cam và trò chuyện với trẻ:

+ Bây giờ các con có nhìn thấy quả tắc không?

+ Tại sao khi quả tắc đứng trước quả cam thì chúng ta nhìn thấy quả tắc, còn khi quả tắc đứng sau quả cam thì chúng ta lại không nhìn thấy quả tắc nhỉ?

+ Quả cam và quả tắc, quả nào to hơn? Quả nào nhỏ hơn?

v  Hoạt động 2:  Quả nào, cây ấy.

-  Cô có 2 bức tranh, một bức tranh vẽ cây to, một bức tranh vẽ cây nhỏ, trên cây có những cái cành chìa ra là nơi để dán quả vào, và có 2 cái rổ đựng quả (bằng giấy đã được cô cắt sẵn), một loại quả to, một loại quả nhỏ trộn lẫn vào nhau.

-  Cô yêu cầu trẻ phải lựa ra - quả nào nhỏ thì bôi keo vào và dán vào những cái cành của cây nhỏ, còn quả nào to thì bôi keo và dán vào những cái cành của  cây to.

-  Cô cho trẻ thực hiện trong vòng một bài nhạc.

v  Hoạt động 3: Trò chơi “Về đúng nhà”.

-  Cô dán cây to và cây nhỏ ở hoạt động 2 vào hai góc lớp.

-  Cô cho trẻ chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa”. Khi kết thúc bài hát, nếu cô nói “mưa to rồi, mau mau về nhà thôi” thì trẻ sẽ chạy về ngôi nhà có cây to, còn nếu kết thúc bài hát cô nói: “mưa nhỏ rồi, mau mau về nhà thôi” thì trẻ sẽ phải chạy về ngôi nhà có cây nhỏ.

 

 

Giáo án ngày thứ tư

Đề tài:Trườn qua vật cản

 

I) Mục đích yêu cầu:

-  Phát triển kĩ năng trườn qua vật cản.

-  Rèn các kĩ năng: Đi nhón gót, chạy, đi khom lưng.

-  Trẻ biết thực hiện chính xác bài tập phát triển các nhóm cơ.

-  Giáo dục trẻ không chen lấn, xô đẩy và biết chơi cùng nhau.

II)   Chuẩn bị:

-  Mũ vẽ hình cá Vàng, cột mốc, dây để làm chướng ngại vật, rổ đựng, các con bọ gậy cắt bằng giấy.

-  Nhạc, loa.

III) Hoạt động:

Ổn đinh:  Cô đội cái mũ có hình cá vàng vào và nói:

-  Chào các bạn nhỏ! Tớ là cá vàng, hôm nay tớ đến đây để dẫn các bạn đi chơi đấy, các bạn có muốn đi chơi với tớ không?

-  Vậy bây giờ tớ sẽ dẫn các bạn đi ra biển chơi nhé!

v  Hoạt động 1: Khởi động:  Đi ra biển

- Cô dẫn trẻ đi một vòng lớp, trẻ đi theo nhạc: Đi chậm, đi nhanh, đi nhón gót, đi khom, đi bình thường.

- À! Chúng ta đã đi tới biển rồi, nhưng trước khi các bạn xuống biển bơi thì chúng ta hãy cùng nhau tập một vài động tác cho khỏe người đã nhé!

v   Hoạt động 2: Bài tập phát triển các nhóm cơ.

- Tay (4 lần 4  nhịp):

Nhịp 1: Hai chân đứng rộng ngang vai, hai tay đưa ra phía trước.

Nhịp 2: hai tay gập vào trước ngực.

Nhịp 3: giống nhịp 1.

Nhịp 4:  hạ tay xuống, trở về tư thế ban đầu.

- Bụng (4 lần 4  nhịp):

Nhịp 1: Hai chân đứng rộng ngang vai, hai tay đưa lên cao.

Nhịp 2: cúi gập người về phía trước.

Nhịp 3: giống nhịp 1.

Nhịp 4: hạ tay xuống, trở về tư thế ban đầu.

- Chân (2 lần 4  nhịp):

Nhịp 1: Hai chân đứng rộng ngang vai, hai tay dang ngang.

Nhịp 2: ngồi xuống.

Nhịp 3: đứng lên, tư thế giống nhịp 1.

Nhịp 4: hạ tay xuống, trở về tư thế ban đầu.

v   Hoạt động 2: VĐCB: Trườn qua vật cản.

Bây giờ các bạn hãy cùng Cá vàng bơi ra biển nhé!

Nhưng ở ngoài biển có rất nhiều chướng ngại vật, đó là những con thuyền của các bác đánh bắt cá đấy (là những sợi dây được cô căng ngang để làm vật cản cho trẻ trườn qua), vì thế Cá vàng muốn hướng dẫn cho các bạn xem cần phải bơi như thế nào để tránh được những con thuyền đó, các bạn chú ý nhé!

- Lần 1: Cô hướng dẫn một trẻ  làm mẫu, kết hợp với lời giải thích của cô:

Các bạn sẽ bắt đầu xuất phát ở tư thế trườn, dùng tay và chân đẩy nhẹ người lên phía trước và từ từ  trườn qua những vật cản này, các bạn không được nâng người lên vì như thế sẽ bị vướng vào vật cản đấy.

- Lần 2:

 + Mời hai trẻ lên làm mẫu.

+ Tổ chức cho trẻ vận động.

v  Hoạt động 4: TCVĐ: Cá vàng bắt bọ gậy

Sau khi tổ chức cho trẻ vận động xong, cô cho trẻ đứng dậy:

- À! Các bạn ơi! Mình vừa phát hiện ra có rất nhiều con bọ gậy đã bò ra biển để làm bẩn nước biển của chúng ta đấy!

- Các bạn hãy cùng mình đi bắt bọ gậy nha!

Trẻ vượt qua các chướng ngại vật: đi trong đường hẹp, bước qua vật cản để đi đến nơi có bọ gậy.

- Có bạn nào không bắt được con bọ gậy nào không?

- À! Lớp mình thật là giỏi quá, các bạn đi chơi đã mệt rồi, bây giờ hãy theo Cá vàng đi về nhà nhé!

v  Hồi tĩnh:

Đi nhẹ nhàng 2-3 vòng.

 

 

Download : http://www.mediafire.com/view/?ac50b8o73v795oj

 

               TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỚP 4A_KHOA GDMN

&œ

(NHÓM LỚP : CƠM THƯỜNG 1)

 

                               Họ và tên sinh viên:                Nguyễn Thị Xuân Anh

                               Lớp:                                           4A _ GDMN

                               Địa điểm:                                  Trường Mầm Non  Quận Tân Bình                       

                               Giáo viên trưởng đoàn:         ThS. Đỗ Chiêu Hạnh

                               Giáo viên hướng dẫn:           Cô Trần Thị Mỹ Duyên

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2013


KẾ HOẠCH TUẦN 1

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

TRƯỜNG MẦM NON QUẬN

 

KẾ HOẠCH THÁNG: 03 /2013

TUẦN 1:TỪ NGÀY (18  / 03 /  2013  ĐẾN: 22 / 03 / 2013 )

 

HOẠT ĐỘNG


THỨ HAI

THỨ BA

THỨ TƯ

THỨ NĂM

THỨ SÁU

Đón trẻ

-         Trao đổi phụ huynh tình hình sức khoẻ, học tập của trẻ.

Trò chuyện sáng

-          Nhắc nhở trẻ không bỏ vật nhỏ, nhọn vào tai, mũi, miệng, rốn,…

Giờ học

Đề tài: “Đố bé”.

Mục tiêu:

- Trẻ cảm nhận, phân biệt được sự cứng – mềm, xù xì – trơn láng của đồ vật, đồ chơi, các loại trái cây…

Đề tài: “Cùng múa vui”.

Mục tiêu:

-       Trẻ hát đúng giai điệu và vận động minh hoạ theo lời bài hát.

Đề tài: “Tung bắt bóng”.

Mục đích:

- Trẻ biết dùng lực hai cánh tay tung và bắt bóng cùng bạn.

Đề tài: “ Đàn gà con”.

 Mục tiêu:

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ.

Đề tài: “ Quả quýt”.

Mục tiêu:

-Trẻ biết đặc điểm, mùi vị của quả quýt.

 

 

Chơi trong lớp

Góc:

-         Tắm cho búp bê.

-         Cài khuy.

-         Xâu vòng tặng bạn.

-         Chọn to – nhỏ.

-         Tìm đúng màu.

Chơi ngoài trời

- Quan sát : Hồ cá.

- TCVĐ: Mèo đuổi chuột.

 

 

- Quan sát: Hòn non bộ.

- TCVĐ: Ai chạy nhanh hơn.

- Quan sát: Cây hoa súng.

- TCVĐ: Bật qua suối.

 - Quan sát: Bầu trời.

- TCVĐ: Thỏ con.

- Quan sát: Vườn cây của bé.

- TCVĐ: Bướm bay

 

Vệ sinh - Ăn ngủ

-         Biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi.

-         Biết bỏ chén, muỗng nhẹ nhàng vào rỗ đúng nơi qui định.

Hoạt động phòng chức năng

- Vui chơi ngoài trời.

- Phòng Âm nhạc.

- Phòng thể chất.

 

 

Hoạt động chiều

-         Nghe hát dân ca Bắc Bộ.

-         Đọc đồng dao, ca dao.

-         Xem truyện tranh.

-         Chơi tự do các góc.

-         Nêu gương bé ngoan cuối tuần.

             

 

 


 

GIÁO ÁN TRONG TUẦN

GIÁO ÁN

ĐỂ TÀI: CÙNG MÚA VUI

 

  1. I.         Mục đích yêu cầu:

-         Trẻ thuộc tên bài hát và hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện đúng sắc thái vui tươi, rộn ràng của bài hát.

-         Trẻ thích hát, trẻ có thể hát một mình.

-         Khuyến khích trẻ vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của bài hát.

  1. II.     Chuẩn bị:

-         Nhạc bài hát “Cùng múa vui”

-         Nhạc có lời các bài hát quen thuộc.

-         Nơ đeo ngón tay.

  1. III.  Tiến hành hoạt động

-         Ổn định lớp: chơi trò chơi.

  1. 1.      Hoạt động 1: Trò chơi “Ai tài thế?”

-         Cô mở các bài hát quen thuộc và cho trẻ đoán tên (3 – 4 bài).

-         Tiếp theo, cô cho trẻ nghe bài “Cùng múa vui”. Cô vẫn yêu cầu trẻ đoán, trẻ đoán không được cô sẽ giới thiệu đây là bài mới cô sẽ dạy trẻ.

  1. 2.      Hoạt động 2: Dạy hát “ Cùng múa vui”.

-         Cô hát trẻ nghe kết hợp cùng với nhạc đệm.

-         Trẻ hát liên tục cùng cô và lưu ý những câu khó (nếu có).

-         Dạy trẻ hát từng đoạn và sửa sai.

-         Cô cho trẻ hát trọn vẹn bài hát (không kết hợp với nhạc).

-         Cô trao đổi với trẻ về nội dung của bài hát.

  • Khi hát các bạn hát cảm thấybài hát này như thế nào?
  • Để bài hát này thêm vui tươi hơn thì mình phải làm gì?
  • Cô giới thiệu một số động tác.
  • Trẻ minh họa theo bài hát.

-         Trẻ hát kết hợp cùng với một số động tác + nhạc đệm.

  1. 3.      Hoạt động 3: Bé làm ca sĩ

-         Cô mời bạn hát to rõ lên hát và vận động trước lớp biểu diễn cho cô và cả lớp cùng xem.

-         Cho trẻ đeo nơ cùng hát và vận động.


GIÁO ÁN

ĐỀ TÀI: TUNG VÀ BẮT BÓNG

       I.            Mục đích -  yêu cầu

-         Trẻ biết dùng lực hai cánh tay tung và bắt bóng cùng bạn.

-         Trẻ biết định hướng trong không gian để tung bóng chính xác về phía bạn.

-         Giáo dục trẻ chơi không xô đẩy nhau.

   II.            Chuẩn bị

-         Bóng.

-         Rổ đựng bóng.

-         Lưới.

  1. III.            Tiến trình hoạt động

     Ổn định: Trò chơi “Bé làm cầu thủ”

  1. 1.      Khởi động:

-       Trẻ đi theo cô và làm các tư thế: : đi kiểng chân → đi thường → đi gót chân → đi thường → đi khom lưng → đi dậm chân → chạy chậm → chạy nhanh → chạy nhanh hơn → chạy chậm lại → đi thường.

  1. 2.      Trọng động:

     Vận động cơ bản: Tung và bắt bóng

-         Trò chuyện: Cô đố các con biết đây là gì? Nó có màu gì?

-         Cho trẻ lấy bóng và chơi với bóng.

-         Trò chuyện: Con vừa chơi gì với bóng?

-         Cô làm động tác tung và bắt bóng cho trẻ xem và hỏi trẻ tên động tác.

-         Cô cho 2 – 3 trẻ làm thử.

-         Cả lớp cùng làm động tác tung và bắt bóng.

     Trò chơi vận động: Bóng chuyền

-         Cô cho trẻ bắt cặp và đứng đối diện nhau. Cô giăng lưới ở giữa, 2 trẻ lần lượt tung bóng qua lại, và chú ý phải bắt bóng cho thật chính xác.

  1. 3.      Hồi tĩnh:

-         Cô cho trẻ đi theo nhạc và hít thở nhẹ nhàng.

GIÁO ÁN

ĐỂ TÀI: THƠ ĐÀN GÀ CON

 

  1. I.    Mục đích – yêu cầu:

-                     Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ.

-                     Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm.

-                     Giáo dục trẻ yêu quí, chăm sóc con vật nuôi trong gia đình.

  1. II.  Chuẩn bị:

-            Tranh “ Đàn gà”.

-            Bài hát “ Đàn gà trong sân”.

  1. III.       Tiến hành hoạt động:

-            Ổn định lớp gây hứng thú chơi trò chơi “ Đố bé”.

  1. 1.      Hoạt động 1: Xem tranh “ Đàn gà”.

-            Cô tạo tình huống phát ra âm thanh tiếng gà con và cho trẻ tìm ra nơi có tiếng kêu.

-            Sau đó cô trò chuyện với trẻ về tiếng kêu. Đồng thời giới thiệu cho trẻ bức tranh về “Đàn gà”.

-            Cho trẻ quan sát tranh, sau đó cô đàm thoại với trẻ.

  • Sau khi quan sát, các con thấy trong tranh có gì nào?
  •  Vậy theo các con, đàn gà đang làm gì vậy nè?
  • Trong lớp mình, có bạn nào nhìn thấy gà con chưa? Kể cho cô và các bạn cùng nghe?

-                     Sau đó, cô giới thiệu bài thơ “ Đàn gà con”.

  1. 2.      Hoạt động 2: Đọc thơ “ Đàn gà con”.

-                     Cô đọc mẫu cho trẻ nghe.

-                     Lần 1:Cô đọc bài thơ “ Đàn gà con”  và đọc to, rõ và diễn cảm. Đồng thời, cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.

-                     Lần 2: Cô đọc bài thơ và hỏi trẻ tên bài thơ cô vừa đọc.

-                     Đọc xong, cô đàm thoại với trẻ.

-                     Sau đó, cô dạy trẻ đọc từng câu thơ cho đến hết bài. ( Chú ý sửa sai cho trẻ).

-                     Khi dạy trẻ từng câu, cô kèm theo hình ảnh minh hoạ cho trẻ dễ nhớ.

-                     Cho trẻ đọc 2 – 3 lần.

-                     Cho trẻ phát âm chuẩn, rõ ràng, mạch lạc lên trước lớp đọc cho cô và các bạn nghe.

-                     Khuyến khích trẻ đọc yếu, ít mạnh dạn đọc bài thơ theo cô và các bạn khác.

  1. 3.      Hoạt động 3: Trò chơi “ Gà mẹ và gà con”.

-            Cách chơi : cô là gà mẹ, các con là gà cùng đi chơi. Nghe nhạc và vận động theo bài hát.

-            Khi nghe tiếng mưa trẻ chạy nhanh về nhà.

 


 

GIÁO ÁN

ĐỂ TÀI: QUẢ QUÝT XINH XINH

 

I.  Mục đích yêu cầu:

-         Trẻ biết và gọi đúng tên quả quýt, biết màu sắc của quả quả quýt.

-         Trẻ biết đặc điểm, cấu tạo của quả quýt.

-         Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, trả lời câu hỏi của cô rõ ràng và đầy đủ.

-         Giáo dục cho trẻ biết giữ gìn vệ sinh.

II. Chuẩn bị:

-         Giỏ trái cây toàn là quýt (quả thật).

-         Một số trái cây khác: mận, ổi, chuối….

III. Tiến hành hoạt động:

Ổn định lớp, gây hứng thú: Cô tạo tình huống lớp được bác gấu tặng giỏ trái cây.

  1. 1.      Hoạt động 1: Nhận biết đặc điểm bên ngoài của quả quýt.

-         Trò chuyện với trẻ về giỏ trái cây, cho trẻ cầm quả quýt sờ và hỏi:

  • Quả gì đây các con?
  • Vỏ quả quýt như thế nào?
  • Quả quýt có màu gì?
  • Trước khi ăn chúng ta phải làm gì nào?

-         Cô cho trẻ trả lời rồi khái quát lại đặc điểm bên ngoài của quả quýt.

  1. 2.      Hoạt động 2: Nhận biết đặc điểm bên trong của quả quýt.

-         Cô bóc vỏ quả quýt ra và hỏi trẻ:

  • Trên tay cô là gì đây các con? Nó có màu gì?
  • Cô tách ra từng múi quýt rồi hỏi trẻ về mùi vị của quả quýt.
  • Cho trẻ quan sát bên trong múi quýt: có nhiều tép và hạt.
  • Vỏ và hạt không ăn được phải bỏ vào thùng rác.

-         Cô khái quát lại đặc điểm bên trong và giá trị dinh dưỡng của quả quýt.

  1. 3.      Hoạt động 3: Bé khéo tay

-         Cho mỗi trẻ chọn một quả quýt.

-         Trẻ tập bóc vỏ quýt

-         Cho trẻ ăn để cảm nhận mùi vị của quả quýt

-         Giáo dục trẻ ăn bỏ hạt, không nuốt.


 

KẾ HOẠCH TUẦN 2

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

TRƯỜNG MẦM NON QUẬN

 

KẾ HOẠCH THÁNG: 03 /2013

TUẦN 2: TỪ NGÀY  (25  / 03 /  2013  ĐẾN: 29 / 03 / 2013 )

 

HOẠT ĐỘNG


THỨ HAI

THỨ BA

THỨ TƯ

THỨ NĂM

THỨ SÁU

Đón trẻ

-       Phối hợp với phụ huynh rèn trẻ thói quen bó giỏ xách, giày dép đúng nơi qui định.

Trò chuyện sáng

-      Trẻ biết tự giác chào người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.

Giờ học

Đề tài: “ Bé tập đếm”.

Mục tiêu:

- Trẻ tập đếm số lượng một và nhiều.

Đề tài “ Một con vịt”.

Mục tiêu:

-       Trẻ hát, vận động minh hoạ theo lời bài hát.

Đề tài: “ Bật qua vạch kẽ”.

Mục đích:

- Trẻ bật qua vạch kẽ không chạm vào vạch.

Đề tài: “ Màu đen”.

 Mục tiêu:

- Trẻ nhận biết, phân biệt màu đen của đồ vật, đồ chơi.

Đề tài: “ Nặn quả cam”.

Mục tiêu:

-Trẻ biết dùng kỹ năng xoay tròn đất nặn tạo thành quả cam.

 

 

Chơi trong lớp

Góc:

-         Tìm đúng màu đen.

-         Cài khuy.

-         Tô màu quả cam.

-         Ru em ngủ.

Chơi ngoài trời

- Quan sát : Bầu trời.

- TCVĐ: Một cây số.

- Quan sát: Hồ bơi.

- TCVĐ: Nhảy ếch.

- Quan sát: Cây sứ.

- TCVĐ: Mèo và chim sẻ.

- Quan sát: Vườn rau tổ mầm.

- TCVĐ: Chim bay về tổ.

- Quan sát: Xe chạy trên đường.

- TCVĐ: Nhảy xa.

 

Vệ sinh - Ăn ngủ

-         Trẻ biết xếp gối sau khi ngủ.

-         Trẻ biết tự cất giỏ xách sau khi thay đồ.

Hoạt động phòng chức năng

- Vui chơi ngoài trời.

- Phòng Âm nhạc.

- Phòng thể chất.

 

 

Hoạt động chiều

-         Ôn các bài hát, bài thơ đã học.

-         Tập cho trẻ chải tóc, xếp dép.

-         Kế chuyện cho trẻ nghe.

-         Chơi tự do các góc.

-         Nêu gương bé ngoan cuối tuần.

             

 

 


 

GIÁO ÁN TRONG TUẦN

GIÁO ÁN

ĐỂ TÀI: SỐ LƯỢNG MỘT VÀ NHIỀU

 

  1. IV.   Mục đích yêu cầu:

-         Trẻ nhận biết và chỉ ra được số lượng 1 và số lượng nhiều.

-         Trẻ phản xạ nhanh với âm nhạc.

  1. V.      Chuẩn bị:

-         Powerpoint bài giảng.

-         2 ngôi nhà.

-         Thẻ hình có số lượng 1 và nhiều.

  1. VI.   Tiến hành hoạt động

-         Ổn định lớp: chơi trò chơi.

  1. 1.      Hoạt động 1: Đố bé biết?

-         Cô cho trẻ xem các hình ảnh trên power point (đồ dùng, con vật, quả): một hình có số lượng 1 và một hình có số lượng nhiều.

-         Cô trò chuyện với trẻ:

  • Đây là gì?
  • Ở đây có bao nhiêu con? (Cho trẻ đếm số lượng 1).
  • Ở đây có bao nhiêu con?
  1. 2.      Hoạt động 2: Về đúng nhà

-         Cô chuẩn bị 2 căn nhà, 1 căn nhà có 1 cửa sổ và 1 căn nhà có nhiều cửa sổ.

-         Cô cho mỗi trẻ chọn 1 thẻ hình cho mình.

-         Cô giới thiệu luật chơi: Cô mở nhạc, trẻ sẽ cầm thẻ hình và đi tự do trong lớp, khi nhạc tắt, ai cầm thẻ hình có số lượng 1 sẽ chạy về ngôi nhà có 1 cửa sổ, ai cầm thẻ hình có số lượng nhiều sẽ chạy về nhà có nhiều cửa sổ.

-         Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

-         Mỗi lần chơi cô sẽ đổi thẻ hình giữa các trẻ với nhau.

 

GIÁO ÁN

ĐỂ TÀI: MỘT CON VỊT

  1. I.                   Mục đích yêu cầu:

-         Trẻ hát rõ lời, hát đúng giai điệu và thể hiện đúng sắc thái vui tươi của bài hát.

-         Trẻ thích hát và có thể hát một mình.

-         Khuyến khích trẻ vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của bài hát.

  1. II.     Chuẩn bị:

-         Nhạc nền “Một con vịt”.

-         Mũ vịt.

  1. III.   Tiến hành hoạt động

-         Ổn định lớp: chơi trò chơi.

  1. 1.      Hoạt động 1: Dạy hát “Một con vịt”

-         Cô hát trẻ nghe kết hợp cùng với nhạc đệm.

-         Trẻ hát cùng cô và lưu ý những câu khó (nếu có).

-         Dạy trẻ hát từng đoạn và sửa sai.

-         Cô cho trẻ hát trọn vẹn bài hát (không kết hợp với nhạc).

-         Cô trao đổi với trẻ về nội dung của bài hát.

  • Khi hát các bạn hát cảm thấybài hát này như thế nào?
  • Bạn có muốn bài hát này thêm sinh động hơn không?
  • Cô giới thiệu một số động tác.
  • Trẻ minh họa theo bài hát.

-         Trẻ hát kết hợp cùngvới một số động tác và nhạc đệm.

  1. 2.      Hoạt động 2: Ai hát hay hơn?

-         Cô chia trẻ thành 2 đội và cho trẻ đeo mũ vịt.

-         Một đội hát và một đội vận động minh họa theo bài hát. Sau đó ngược lại.

  1. 3.      Hoạt động 3: Trò Chơi Âm Nhạc “Cắc cắc, tùng tùng”

-         Cách chơi: Khi cô nói “cắc”, trẻ sẽ vỗ tay. Còn khi cô nói “tùng”, trẻ sẽ dậm chân.

-         Cho trẻ chơi 2 lần.

GIÁO ÁN

ĐỂ TÀI: BẬT QUA VẠCH CẢN

 

  1. I.                   Mục đích yêu cầu:

-       Phát triển ở trẻ khả năng giữ thăng bằng khi bất qua vạch cản.

-       Trẻ biết bật qua vạch cản trong các trò chơi.

-       Rèn luyện sự khéo léo, tập trung chú ý.

  1. II.               Chuẩn bị:

-         Các vạch cản cách nhau 35cm.

-         Vườn hoa.

-         Hoa rời.

  1. III.            Tiến hành hoạt động:
  2. 1.      Hoạt động 1: Khởi động

-       Cho trẻ đi tự do kết hợp đi bình thường: đi kiểng chân → đi thường → đi gót chân → đi thường → đi khom lưng → đi dậm chân → chạy chậm → chạy nhanh → chạy nhanh hơn → chạy chậm lại → đi thường.

  1. 2.      Hoạt động 2: Trọng động – vận động cơ bản:

-       Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang song song nhau, phía trước có các vạch cản song song cách nhau 35cm.

-       Lần 1: cô làm mẫu cho trẻ xem.

-       Lần 2: cô làm mẫu kết hợp với lời giải thích

  • Từ vị trí của mình, cô ra đứng trước vạch chuẩn chân đứng tự nhiên. Khi có hiệu lệnh chuẩn bị tay cô đưa về phía trước, cô đưa tay từ trên xuống dưới ra sau đồng thời chân nhún lấy đà. Khi có hiệu lệnh, cô bật qua vạch kẻ, chạm đất bằng 2 mũi bàn chân. Tay đưa ra phía trước để giữ thăng bằng.

-          Lần 3 cô mời 2 trẻ trong lớp lên làm mẫu.

-          Cho trẻ cùng thực hiện.

-          Cô chia trẻ thành 2 hàng. Lần lượt mỗi bên 1 bạn lên thực hiện, cứ như thế cho tới hết.

  1. 3.      Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh ai khéo?”

-       Cho trẻ bật nhảy qua vạch cản, chọn hoa và gắn lên vườn hoa.

-       Cô động viên, khuến khích trẻ thực hiện.

-       Cô nhận xét.

Hồi tĩnh: Pha nước chanh


GIÁO ÁN

ĐỂ TÀI: MÀU ĐEN HUYỀN BÍ

 

  1. I.                   Mục đích yêu cầu:

-         Trẻ nhận biết, phân biệt được màu đen của các đồ vật, đồ chơi thông qua các trò chơi, bài tập.

-         Biết nhường nhịn bạn khi chơi.

  1. II.     Chuẩn bị:

-         Trang phục màu đen của nhà ảo thuật.

-         Mặt nạ khiêu vũ.

-         Đồ dùng, đồ chơi (chủ yếu màu đen).

-         Nhạc.

  1. III.  Tiến hành hoạt động

-         Ổn định lớp: chơi trò chơi.

  1. 1.      Hoạt động 1: Ảo thuật gia

-         Cô tạo tình huống làm ảo thuật gia.

-         Cô sẽ ảo thuật một vài màn cho trẻ xem.

-         Sau đó cô sẽ đàm thoại với trẻ về trang phục và màu sắc của trang phục.

  1. 2.      Hoạt động 2: Úm ba la… Hô biến

-         Cô úm ba la… hô biến ra hộp quà, bên trong có các thẻ hình đồ chơi, đồ dùng với nhiều màu sắc khác nhau.

-         Cô yêu cầu trẻ chọn thẻ hình đồ chơi, đồ dùng có màu đen và nói tên đồ dùng, đồ chơi đó.

-         Cô yêu cầu trẻ quan sát ở lớp xem có hình ảnh nào màu đen không?

-         Sau đó, cô yêu cầu trẻ treo thẻ hình vào bạn Trâu ở góc chơi.

  1. 3.      Hoạt động 3: Bé khiêu vũ

-         Cô chuẩn bị nhiều mặt nạ cho trẻ khiêu vũ với nhiều màu sắc.

-         Trẻ chọn cho mình một mặt nạ nhưng phải là màu đen.

-         Cô mở nhạc và trẻ sẽ cùng nhau khiêu vũ với bạn.


GIÁO ÁN

ĐỀ TÀI: NẶN QUẢ CAM

 

  1. I.              Mục đích – yêu cầu:

-         Trẻ biết dùng  kỹ năng xoay tròn đất nặn tạo thành quả cam.

-         Củng cố lại một số đặc điểm của quả cam:  vỏ, cuống lá, màu sắc,…

-         Giáo dục trẻ kiên nhẫn, tập trung vào hoạt động.

  1. II.          Chuẩn bị:

-         Đất nặn: màu xanh lá cây.

-         Khăn ướt, tấm lót ( theo số lượng trẻ).

-         Quả cam thật.

-         Nhạc không lời.

  1. III.       Cách tiến hành:

-       Ổn định gây hứng thú.

  1. 1.  Hoạt động 1: Quả cam xinh xinh

-       Cô cho trẻ quan sát quả cam thật và đàm thoại về quả cam ( tên quả, vỏ, cuống lá, màu sắc, hình dạng,…).

-       Sau đó cô cho trẻ quan sát quả cam mẫu bằng đất nặn mà cô đã làm. Đàm thoại một vài câu hỏi về quả cam bằng đất nặn này.

-       Cô gợi ý trẻ cùng nặn nhiều quả cam để làm quà tặng cho bạn Thỏ bông. ( Đặt tình huống sinh nhật của bạn Thỏ bông).

  1. 2.  Hoạt động 2: bàn tay kì diệu

-       Cô nặn mẫu cho trẻ xem. Vừa làm mẫu cô vừa miêu tả từng động tác với đất nặn cho trẻ nghe. Đặc biệt, miêu tả thật chậm, thật kĩ kĩ năng xoay tròn đất nặn.

-       Cô cho trẻ nói lại kỹ năng xoay tròn và dùng tay làm theo lời nói.

-       Mồi một vài bạn lên làm cho cả lớp xem.

-       Sau đó, mời trẻ về bàn cùng làm.

-       Trước khi nặn, cho trẻ khởi đông bằng trò chơi “ Mười ngón tay nhúc nhích”.

-       Cô khuyến khích trẻ và hướng dẫn khi trẻ chưa biết làm. Trong khi nặn cô cho trẻ nghe nhạc không lời.

-       Bạn nào nặn xong, cô khuyến khích trẻ gắn thêm cuống là vào cho quả cam.

-       Sau đó, mang quả cảm đó đến nhà Thỏ bông và tặng cho bạn ấy.

-       Cả lớp nói lời chúc sinh nhật đến Thỏ bông.

 

KẾ HOẠCH TUẦN 3

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

TRƯỜNG MẦM NON QUẬN

 

KẾ HOẠCH THÁNG: 04 /2013

TUẦN 3: TỪ NGÀY (01  / 04 /  2013  ĐẾN: 05 / 04 / 2013 )

HOẠT ĐỘNG


THỨ HAI

THỨ BA

THỨ TƯ

THỨ NĂM

THỨ SÁU

Đón trẻ

-                    Nhắc phụ huynh cho trẻ đi học sớm để tập thể dục sáng.

Trò chuyện sáng

-                    Trẻ biết tự giác chào khách, chào người lớn.

-                    Trẻ biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.

Giờ học

Đề tài: Quả bưởi.

Mục đích:

- Trẻ biết đặc điểm, hình dạng và mùi vị của quả bưởi.

Đề tài: Em tập lái ô tô.

Mục đích:

-       Trẻ hát đúng lời và giai điệu bài hát. Vận động nhịp nhàng theo bài hát.

Đề tài: Nặn bánh xe.

Mục đích:

- Trẻ biết dùng kỹ năng xoay tròn, ấn dẹt  đất nặn tạo thành bánh xe có dạng hình tròn.

Đề tài:Quả Thị

Mục đích:

- Trẻ hiểu và đàm thoại trình tự câu chuyện.

Đề tài: TRẮNG – ĐEN.

Mục đích:

-Trẻ ôn phân biệt màu sắc trắng – đen của đồ vật, đồ chơi xung quanh trẻ.

Chơi trong lớp

Góc:

-          Vò, xé giấy.

-          Xâu vòng tặng bạn.

-          Chọn đúng màu trắng – đen.

-          Xem truyện tranh.

-           Xây nhà cao tầng.

Chơi ngoài trời

- Quan sát :Nắng.

- TCVĐ: Lái máy bay.

 

- Quan sát:Gió.

- TCVĐ: Đá bóng.

- Quan sát:Hồ bơi.

- TCVĐ: Ô tô và chim sẻ.

- Quan sát: Vườn rau tổ Mầm.

-TCVĐ: Nhảy ếch.

- Quan sát:  Vườn cổ tích.

- TCVĐ: Ai chạy nhanh hơn.

Vệ sinh - Ăn ngủ

-          Trẻ biết tự lau miệng, súc miệng sau khi ăn.

-          Trẻ biết tự xếp gối sau khi ngủ.

Hoạt động phòng chức năng

VCNT

 

Phòng Âm nhạc

 

Phòng Thể chất

 

 

 

 

Hoạt động chiều

-          Ôn các bài hát đã học.

-          Hát trẻ nghe Dân ca Nam Bộ.

-          Chơi các trò chơi dân gian.

-          Rèn trẻ kỹ năng xem sách ( lật từng trang,…) và giữ gìn sách truyện,…

-          Nêu gương bé ngoan cuối tuần.

             

 

GIÁO ÁN TRONG TUẦN

GIÁO ÁN

ĐỀ TÀI: QUẢ BƯỞI

 

  1. I.             Mục đích – yêu cầu:

-       Trẻ nhận biết tên gọi, ,đặc điểm của quả bưởi: hình dạng, màu sắc, mùi vị,…

-       Biết tác dụng của quả bưởi đối với trẻ.

-       Rèn khả năng quan sát đối với trẻ.

-       Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, biết giữ gìn vệ sinh khi ăn uống.

  1. II.          Chuẩn bị:

-       Quả bưởi ( 2 trái).

-       Máy ép trái cây.

  1. III.      Cách tiến hành:

-            Ổ định lớp, trò chơi “ Gieo hạt”.

  1. 1.      Hoạt động 1: Câu đố cho bé.

-            Cô đọc câu đố cho trẻ đoán

“ Quả gì như quả bóng xanh

Đung đưa trên cành chờ Tết Trung Thu?”

-            Nếu trẻ không đoán được, cơ gợi ý và giải đáp cho trẻ. ( giới thiệu quả bưởi).

-            Cô cho trẻ quan sát , cùng đàm thoại nhận biết đặc điểm bên ngoài của quả bưởi:

  • Các bạn sờ xem vỏ quả bưởi như thế nào?
  • Quả bưởi có màu gì?
  • Các bạn nhìn xem quả bưởi có hình dạng ra sao?
  1. 2.      Hoạt động 2: Cùng khám phá nào!

-            Cô cho trẻ nhận biết đặc điểm bên trong của quả bưởi:

  • Cô đố các bạn nha, khi bổ quả bưởi này ra thì ở bên trong như thế nào nhỉ?

-            Cho trẻ xem quả ,bưởi đã được bổ ra, sau đó cô đàm thoại với trẻ.

-            Cô cầm múi bưởi và giới thiệu cho trẻ: múi bưởi, tép bưởi, hạt, vỏ lụa bọc múi bưởi,…

-            Cho trẻ ăn thử và nếm mùi vị quả quả bưởi.

  1. 3.      Hoạt động 3: Nào cùng nâng ly.

-            Cô ép nước bưởi và cho trẻ cùng thưởng thức.

-            Kết thúc.


 

GIÁO ÁN

ĐỀ TÀI: DẠY HÁT “EM TẬP LÁI Ô TÔ”

 

  1. I.                   Mục đích yêu cầu:

-         Trẻ thuộc lời và giai điệu bài hát.

-         Có khả năng vận động nhịp nhàng theo giai điệu bằng cách nghiêng người, làm động tác lái ô tô.

-         Trẻ hiểu nội dung của bài hát : nói về phương tiện giao thông

  1. II.               Chuẩn bị

-         Nhạc không lời, nhạc có lời bài hát: “Em tập lái ô tô”

-         Vòng làm vô lăng đủ cho trẻ.

  1. III.            Tiến hành hoạt động

Ổn định lớp: cho trẻ chơi trò:

  1. 1.      Hoạt động 1: Đoàn tàu bé xíu

-         Cho trẻ làm thành một đoàn tàu đi dạo vòng quanh theo bài hát “Đi tàu lửa”.

-         Kết thúc bài hát cô làm tiếng còi tàu: tu…tu…tu…xình xịch.

  • Cô và các con vừa đi dạo bằng phương tiện gì?
  • Ngoài xe lửa, các con còn biết loại phương tiện giao thông nào nữa không?
  • Thế người lái tàu, lái ô tô được gọi là gì?

-         Có 1 bài hát nói về ước mơ của các bạn nhỏ lớn lên được lái xe ô tô đi đón cô.

  • Bạn nào biết đó là bài gì?

-         Cô cho trẻ trả lời và kết lại bài hát” em tập lái ô tô” sáng tác của Nguyễn Văn Tý.

  1. 2.      Hoạt động 2: Dạy hát “Em tập lái ô tô”

-         Cô hát trẻ nghe kết hợp cùng với nhạc đệm.

-         Trẻ hát liên tục cùng cô và lưu ý những câu khó (nếu có).

-         Dạy trẻ hát từng đoạn và sửa sai.

-         Cô cho trẻ hát trọn vẹn bài hát (không kết hợp với nhạc).

-         Cô trao đổi với trẻ về nội dung của bài hát.

  • Khi hát các bạn hát cảm thấybài hát này như thế nào?
  • Để bài hát này thêm vui tươi hơn thì mình phải làm gì?
  • Cô giới thiệu thêm một số động tác.
  • Trẻ minh họa theo bài hát cùng với cô.

-         Trẻ hát kết hợp cùng  với một số động tác + nhạc đệm.

  1. 3.      Hoạt động 3: Trò chơi “Tài xế tí hon”

-         Cho trẻ cầm vô lăng lái xe ô tô đi chơi.

 

GIÁO ÁN

ĐỀ TÀI: NẶN BÁNH XE

 

  1. I.    Mục đích yêu cầu:

-         Trẻ biết dùng kỹ năng xoay tròn và ấn dẹt đất nặn để tạo thành bánh xe.

-         Củng cố lại hình dạng của bánh xe: hình tròn.

-         Giáo dục trẻ kiên nhẫn, tập trung vào hoạt động.

  1. II.     Chuẩn bị:

-         Đất nặn.

-         Khăn ướt, tấm lót.

-         Hình ảnh xe ô tô.

-         Nhạc nền.

  1. III.  Tiến hành hoạt động

-         Ổn định lớp: chơi trò chơi.

  1. 1.      Hoạt động 1: Bé biết gì về xe ô tô?

-         Cô cho trẻ quan sát hình ảnh xe ô tô và trò chuyện về các bộ phận của ô tô. Cô trò chuyện kỹ hơn về bánh xe và hình dạng của nó.

-         Sau đó, cô cho trẻ quan sát bánh xe mẫu bằng đất nặn mà cô đã làm.

  1. 2.      Hoạt động 2: Tay ai khéo?

-         Cô nặn mẫu cho trẻ xem, vừa làm mẫu cô vừa miêu tả từng động tác với đất nặn cho trẻ nghe.

-         Cô cho trẻ nhắc lại các bước làm, đồng thời dùng tay để diễn tả.

-         Mời 1 – 2 bạn lên làm cho cả lớp xem.

-         Sau đó, cô mời trẻ về bàn làm.

-         Trong quá trình trẻ làm, cô mở nhạc cho trẻ nghe.

  1. 3.      Hoạt động 3: Chiếc ô tô xinh xắn

-         Cô phát cho mỗi trẻ một tờ giấy A5 có hình ô tô đã được vẽ sẵn.

-         Cô yêu cầu trẻ nặn bánh xe và dán vào. Lưu ý số lượng bánh xe là 2 bánh thì xe mới có thể chạy được.

GIÁO ÁN

ĐỀ TÀI: QUẢ THỊ

 

       I.            Mục đích – yêu cầu:

-         Trẻ thích thú nghe cô kể chuyện, hiểu được nội dung, nhớ được tên truyện và các nhận vật trong chuyện.

-         Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

-         Trẻ biết được quả thị chưa chín màu xanh, quả thị chín có màu vàng thơm.

-         Giáo dục trẻ biết chăm sóc cây, tưới cây cho cây mau lớn.

   II.            Chuẩn bị:

-         Bộ tranh chuyện “Quả thị”.

-         Tranh phông nền minh họa câu chuyện.

-         Các nhân vật rời.

  1. III.            Tiến trình hoạt động:

Ổn định lớp: Vận động tư do bài “Quả”.

  1. 1.      Hoạt động 1: Bé đi xem phim.

-         Cô kể lần 1 kết hợp cho trẻ xem tranh.

  • Cô vừa kể chuyện gì?
  • Trong câu chuyện có những ai?
  1. 2.      Hoạt động 2: Bé xem tranh phông.

-         Cô kể lần 2 kết hợp với mô hình các nhân vật rời.

-         Cô đàm thoại với trẻ:

  • Cô vừa kể cho con nghe câu chuyện gì?
  • Trong câu chuyện gồm những ai?
  • Ai đến gọi quả thị đầu tiên?
  • Bạn vịt gọi quả thị như thế nào?
  • Khi mèo gọi thì quả thị làm gì?
  • Bà cụ đi ngang đã nói gì với quả thị?

ð Giáo dục: Để cho cây mau lớn, ra nhiều quả thì các con phải biết chăm sóc tưới nước cho cây.

  1. 3.      Hoạt động 3: Trò chơi “Trồng cây thị”.

-         Cô cùng trẻ vừa đọc thơ vừa làm động tác:

Gieo hạt… cây thị…

Tưới nước…

Ra 1 quả… 2 quả…

Quả chín vàng thơm quá.

-         Sau đó cô cho trẻ cùng đi đến mô hình hái quả thị chín vàng bỏ vào giỏ.

 

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Design by  Pham Ngoc Cham

Tự tạo website với Webmienphi.vn