Đăng nhập

 

Download : http://www.mediafire.com/view/?828c3n38ifzp832

 

Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh

        KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

 

Trường thực tâp : MẦM NON 6

Giáo viên trưởng đoàn: Th.s Ân Thị Hảo

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngoan

Họ và tên : Trần Bích Ngân

MSSV : K359020

 

           Tp.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 2 năm 2012
                                        
Đề tài: NBTN: ÔTÔ (19-24 tháng)

 

I.  Mục đích yêu cầu :

-       Dạy trẻ biết và nói được ô tô và các bộ phận của xe  ô tô.

-       Bắt chướt theo một số hành động đơn giản của cô: giả vờ tập lái ô tô.

-       Không tranh giành với bạn khi chơi.

II. Chuẩn bị :

-         Nhạc bài hát ‘Lái ô tô’.

-         Mô hình ô tô.

-         Hình vẽ ô tô màu xanh và ô tô màu đỏ.

        III.  Tiến trình hoạt động:

  1. 1.     Gây hứng thú : ‘Tiếng gì vậy?’

-      Cho trẻ nghe âm thanh và hỏi trẻ :

+       Các con vừa nghe tiếng gì vậy?

+       Nó kêu như thế nào?

-      Cho mô hình ô tô chạy ra.

  1. 2.     Hoạt động 1: nhận biết tập nói ‘Ôtô’:

-         Giới thiệu mô hình ô tô và trò chuyện cùng trẻ:

-         Các con biết đây là gì không?

-         Đây là chiếc ô tô! Ôtô có màu gì?

-         Hướng dẫn trẻ gọi tên một số bộ phận cơ bản của xe ô tô: vừa chỉ tay vừa gợi ý để trẻ gọi tên các bộ phận của xe như: bánh xe, cửa xe, mui xe…

-         Gọi từng trẻ nói (gọi tên các bộ phận theo cô và các bạn).

  1. 3.     Hoạt động 2: trò chơi : “cái gì biến mất?”

-         Dán hình ô tô cùng chơi bịt mắt và nhìn xem những bộ phận nào của chiếc xe đã biến mất.

-         Cho từng trẻ trả lời.

  1. 4.     Hoạt động 3: vận động theo nhạc bài hát ‘Lái ô tô’.

Trẻ và cô cùng vận động tự do theo nhạc.

 


Đề tài:Dạy hát :‘LÁI ÔTÔ’

I.  Mục đích yêu cầu :

-      Trẻ nhớ tên bài hát và biết hát theo cô bài hát “Lái ô tô” .

-      Biết phân biệt màu xanh và màu đỏ.

-      Trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động.

II. Chuẩn bị :

-         Nhạc và lời bài hát ‘em tập lái ô tô’

-         Hình vẽ ô tô màu xanh và màu đỏ.

III.  Tiến trình hoạt động:

  1. 1.     Gây hứng thú: Trò chơi “âm thanh gì?

-         Nghe tiếng kèn xe ô tô và trò chuyện cùng trẻ:

-         Các con biết đó là âm thanh gì không?

-         Nó kêu thế nào? Tin tin…

  1. 2.      Hoạt động 2:cô hát cho trẻ nghe:

-         Cô giới thiệu tên bài hát:  bài hát ‘lái ô tô”.

-         Trò chuyện cùng trẻ về nội dung của bài hát.

-         Cô hát cho trẻ nghe:

  • Cô hát lần 1 ( hát cả bài).
  • Cô hát lần 2 ( lần lượt từng câu và yêu cầu trẻ hát cùng cô).

Cô hát lần 3 ( cô và trẻ cùng hát vời nhạc).

  1. 3.     Hoạt động 4: nghe hát bài hát “ em đi qua ngã tư đường phố”:

    Nghe hát và vận động tự do theo nhạc.

  1. 4.     Hoạt động 3:Trò chơi âm nhạc : “ Ôtô về bến”

-         Khi dừng nhạc cô ra hiệu lệnh chạy về bến xe màu gì thì trẻ chạy về bến xe màu đó.

 

Đề tài: LĂN VÀ BẮT BÓNG

Lứa tuổi: 19-24 tháng.

  1.       I.            Mục đích yêu cầu:

-       Trẻ biết dùng 2 tay lăn và bắt bóng.

-       Rèn kĩ năng lăn và bắt bóng bằng 2 tay.

-       Biết chơi cùng nhau.

  1.    II.            Chuẩn bị:

-       Nhạc nền.

-       12 quả bóng.

  1. III.            Tiền trình hoạt động
  2. 1.     Khởi động:

Cô cùng trẻ vận động theo nhạc không lời: đi vỗ tay, đi kiểng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm.

  1. 2.     Trọng động:
  2. a.     Bài tập phát triển chung:

Cùng hát và vận động theo lời bài hát ‘ồ sao bé không lắc’.

N1: Đưa hai tay ra, nắm lấy cái tai, lắc lư cái đầu…quay 1 vòng kết hợp lắc tay.

N2: Đưa 2 tay ra nắm lấy cái eo, lắc lư cái mình….quay 1 vòng kết hợp lắc tay.

N3: Đưa 2 tay ra nắm lấy cái chân, lắc lư cái đùi…quay 1 vòng kết hợp lắc tay.

  1. b.     Vận động cơ bản: lăn bóng cùng cô và các bạn.

v Hoạt động 1: Lăn bóng.

Giới thiệu kĩ năng lăn bóng: hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con một trò chơi mới với bóng nha! Đó là lăn bóng bằng 2 tay.

+       Cô làm mẫu cùng 1 trẻ.

+       Trẻ thực hiện:

  • Lần 1:  Từng cá nhân, cho trẻ ngồi theo cặp luân phiên một trẻ lăn một trẻ bắt bóng.
  • Lần 2: Cho trẻ ngồi thành 2 vòng tròn tập luyện theo nhóm.
  • Lần 3: cho trẻ ngồi tập thể thành 1 vòng tròn chơi cùng nhau.

+       Cô quan sát, hướng dẫn, động viên, sữa sai cho trẻ.

v Hoạt động 2: Trò chơi vận động “ Ai lăn xa hơn?

Cô cho trẻ đứng dưới vạch xuất phát mỗi trẻ cầm một quả bóng và lăn đi xem ai lăn xa nhất.

  1. 3.     Hồi tĩnh: đi nhẹ nhàng cùng cô.

Kết thúc cô cho trẻ nhặt bóng bỏ vào xọt.

 

Giáo án: Hoạt động với đồ vật.

Đề tài: XẾP ÔTÔ ( 19-24 Tháng)

 I Mục đích yêu cầu:

-         Dạy trẻ biết cách xếp chồng lên nhau để tạo thành ô tô.

-         Rèn kĩ năng xếp chồng lên nhau thành ô tô.

-         Phân biệt khối to và khối nhỏ, màu xanh và màu đỏ.

-         Trẻ thích thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.

II. Chuẩn bị:

 

-         Các hình khối hộp to, nhỏ màu xanh, đỏ dùng để xếp ô tô.

 

III. Cách tiến hành

 

  1. 1.     Hoạt động 1:  Xếp ô tô.

-         Hát bài: “lại đây với cô”, vừa hát vừa gọi trẻ lại gần.

-         Cô và trẻ cùng chơi  “dung dăng dung dẻ” và bất ngờ thấy một chiếc ô tô:

  • Các con biết đây là gì không?
  • Đây là một chiếc ô tô, nó có những bộ phận nào?.
  • Đây là một chiếc ô tô, hôm nay cô và các con cùng làm những chiếc ô tô cho mình nha.

-        Cho trẻ quan sát vật mẫu và làm mẫu:

  • Để có chiếc ô tô này cô đã xếpchồng  một hình khối nhỏ lên một hình khối lớn, hình khối lớn làm thân xe, hình khối nhỏ làm mui xe.
  • Hướng dẫn trẻ kĩ năng xếp chồng: đặt một hình khối lớn xuống làm thân xe sau đó đặt một hình khối nhỏ lên trên làm mui xe thế là chúng ta đã có một chiếc ô tô của mình rồi.

-        Cô cho trẻ sử dụng các khối bitis để làm ô tô.

-        Cô quan sát, động  viên, sữa sai cho trẻ.

  • Lần 1: Cô cho trẻ xếp ô tô tự do.
  • Lần 2: Cô yêu cầu trẻ xếp ô tô theo màu xanh và đỏ.
  1. 2.     Hoạt động 2: Ôtô về bến.

-      Cô và trẻ cùng đẩy  những chiếc ô tô của mình đi vào bến .

 

 

 

Download : http://www.mediafire.com/view/?828c3n38ifzp832 

Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh

        KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

 

Trường thực tâp : MẦM NON 6

Giáo viên trưởng đoàn: Th.s Ân Thị Hảo

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngoan

Họ và tên : Võ Kiều Nương

 

 

           Tp.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 2 năm 2012
Giáo án:
Hoạt động với đồ vật.

Đề tài: Xếp tàu lửa.

Lứa tuổi: 19-24 tháng.

  1.               I.     Mục đích yêu cầu:

-     Ôn lại kỹ năng xếp cạnh.

-     Rèn kỹ năng phân biệt màu xanh, đỏ.

-     Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, biết phối hợp hoạt động mắt và tay.

-     Trẻ thích thú khi tham gia các hoạt động.

  1.           II.     Chuẩn bị:

-     50 hộp giấy được dán màu xanh, đỏ.

-     50 hộp giấy có dán cửa sổ.

-     Nhạc bài hát “đoàn tàu nhỏ xíu”.

  1.        III.     Tiến trình hoạt động:
    1. 1.             Hoạt động 1: Xếp hình đoàn tàu.

-     Cô cho trẻ xem đoàn tàu lửa, cô trò chuyện với trẻ:

+           Đố con đây là gì?

+           Đầu xe đâu con?

+           Toa xe đâu con?

-      Cô cho trẻ quan sát mẫu là một đoàn tàu mà cô đã dùng những hộp giấy xếp thành, cô hỏi trẻ đây là vậy con?

-     Cô làm mẫu và giới thiệu với trẻ: đây là đoàn tàu lửa cô đã dùng những hộp giấy xếp thành, để xếp thành đoàn tàu lửa ta dùng một hộp giấy xếp chồng lên một hộp giấy tạo thành đầu tàu, tiếp tục dùng 2 hộp giấy khác xếp cạnh để tạo thành toa tàu (cô vừa giới thiệu, vừa xếp mẫu một lần cho trẻ xem).

-     Cho trẻ thực hiện:

+        Lần 1: cho trẻ dùng những hộp giấy để xếp thành đoàn tàu lửa.

+        Lần 2: cho trẻ dùng những hộp giấy màu xanh, đỏ để xếp thành đoàn tàu theo màu xanh hoặc đỏ.

 

 

  1. Hoạt động 2: trò chơi “bé làm tàu lửa”.

-   Chúng ta vừa mới xếp được những đoàn tàu lửa rất đẹp, h chúng ta cùng làm  những chú lái tàu và lái những đoàn tàu lửa đi chơi nha! Cô mở nhạc cùng chơi với trẻ.

 

Giáo án : Nhận biết tập nói.

Đề tài : Xe máy.

Lứa tuổi: 19 – 24 tháng.

  1.                                  I.          Mục đích yêu cầu :

-         Dạy trẻ nhận biết được và gọi tên được xe máy.

-         Trẻ nhận biết và gọi tên một số bộ phận chính của xe.

-         Luyện tập kỹ năng quan sát, trả lời theo yêu cầu của cô.

  1.                              II.          Chuẩn bị :

-              Mô hình xe máy.

-              Tranh xe máy màu xanh, đỏ.

-              Khói gạch.

-              Tiếng còi xe, xe máy chạy.

  1.                           III.          Tiến trình hoạt động :
    1. 1.      Hoạt động 1:

Tạo tình huống: cô cùng trẻ dạo chơi, vừa đi, vừa hát, vừa vỗ tay “đi chơi đi chơi, này các bạn ơi, cùng đi chơi nhé, dạo quanh lớp mình”.

-         Các con ơi, lớp mình có gì mới vậy kìa?

Cô cho trẻ ngồi xuống, cho trẻ nhắm mắt lại, 2 – 3 mở khăn che ra.

-         Đây là gì vậy con?

-         Các con cùng nói với cô nào!

Cô cho trẻ quan sát mô hình xe gắn máy, giới thiệu cho trẻ biết bánh xe, kính xe, đèn xe, yên xe, tiếng xe chạy, tiếng còi xe và cho trẻ nhắc lại cùng cô.

Cô cho trẻ nhắc lại, hơi lại từng trẻ.

  1. 2.      Hoạt động 2: Đố bé hình gì?

Cô cho trẻ xem hình những chiếc xe gắn máy , cô hỏi lại trẻ:

-         Đây là xe gì con?

-         Yên xe đâu?

-         Kính xe đâu?

-         Đèn xe đâu?

-         Bánh xe đâu?

-         Tiếng xe chạy như thế nào?

-         Cói xe kêu như thế nào?

Cô cho trẻ nhắc lại cùng cô, hỏi từng trẻ.

Cô che từng bộ phận của chiếc xe gắn máy lại và hơi trẻ xe bị thiếu gì?

  1. 3.      Hoạt động 3: Bé tập lái xe!

Cô cùng giả làm những tài xế xe gắn máy, làm động tác lên xe ngồi, dậm chân , lên ga  và chạy vòng quanh lớp.

 

Giáo án: Phát triển thể chất.

Đề tài: Đi theo hường thẳng 2m có cầm vật trên tay.

Lứa tuổi: 19-24 tháng.

                       I.                    Mục đích yêu cầu:

-      Dạy trẻ biết đi được theo hướng thẳng và có cầm vật trên tay.

-      Rèn kỹ năng đi theo hướng thẳng có cầm vật trên tay.

-      Giáo dục trẻ mạnh dạn chơi cùng bạn.

                    II.                    Chuẩn bị:

-      Nhạc thể dục, nhạc không lời.

-      Búp bê.

-      10 túi cát, 10 viên gạch, 20 bông hoa.

-      Rỗ đựng túi cát, gạch và hoa.

                III.                    Tiền trình hoạt động

  1. 1.        Khởi động:

Cô cùng trẻ vận đọng theo nhạc không lời: đi thẳng vỗ tay, đi kiểng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm.

  1. 2.        Trọng động:
  2. a.                  Bài tập phát triển chung: “Ồ sao bé không lắc”.
  3. b.                  Vận động cơ bản: đi theo hướng thẳng 2m có cầm vật trên tay.

Cô giới thiệu với trẻ tên của vận động và làm mẫu cho trẻ xem: cô tạo tình huống bạn bút bê cần gạch để xây nhà, chúng ta mang gạch đến giúp bạn búp bê nhé! Cô cầm 1 viên gạch bằng 1 tay, đứng dưới vạch xuất phát và đi thẳng đến nhà bạn búp bê, đặt viên gạch vào rỗ cho bạn búp bê.

Trẻ thực hiện lần 1: trẻ đứng dưới vạch xuất phát, cầm gạch bằng 1 tay và đi thẳng đến nhà bạn búp bê, đặt viên gạch vào rỗ cho bạn búp bê.

Trẻ thực hiện lần 2: cô tạo tình huống: bạn búp bê cần thêm cát để xây nhà nhưng cát nặng lắm, không thể cầm bằng 1 tay được, các con hãy dùng 2 tay, mang túi cát đến thẳng nhà bạn búp bê nha. Trẻ đứng dưới vạch xuất phát, cầm túi cát bằng 2 tay và đi thẳng đến nhà bạn búp bê, bỏ vào rỗ cho bạn búp bê.

Trẻ thực hiện lần 3: cô tạo tính huống bạn búp bê đã xây xong nhà, chúng ta cùng mang hoa đến mừng nhà mới với bạn búp bê nha! Trẻ cầm 2 tay 2 cành hoa và đi thẳng đến tặng cho bạn búp bê.

  1. Hoạt động 2: trò chơi: Chạy đuổi theo cô!

Cô giới thiệu trò chơi: cô có một món quà, các bạn hãy chạy đuổi theo cô, bạn nào bắt được cô cô sẽ thưởng cho bạn đó mòn quà của cô.

Cho trẻ chơi 3 lần.

  1. 3.        Hồi tĩnh: đi hít thở nhẹ nhàng, xoa bóp tay theo nhạc không lời.

Giáo án: Phát triển ngôn ngữ.

Đề tài: bài thơ “Con tàu”.

Lứa tuổi: 19-24 tháng.

I.Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ đọc vuốt theo cô cô bài thơ “Con tàu”.

- Rèn cho trẻ kỹ năng đọc vuốt theo từ cuối của câu.
- Trẻ hứng thú chú ý nghe cô đọc thơ.

II. Chuẩn bị:

-         Tiếng tàu hỏa chạy.

-         Đồ dùng để tạo thành đường cho tàu hỏa chạy: khối gỗ, khối bitis .

III. Tiến trình hoạt động:

Hoạt động 1:
     Cô cho trẻ nghe tiếng tàu chạy, hỏi trẻ: tiếng gì vậy con?

    Ah! Đó là tiếng tàu hỏa chạy.

    Cô trò chuyện cùng trẻ: cô có một bài thơ rất hay nói về con tàu, các con có biết đó là bài thơ gì không nào?

    Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Con tàu”, cô đọc bài thơ 1 lần.

    Cô cho trẻ đi tự do, làm thành những chú lái tàu và đọc tập thể cùng với cô.

    Cô cho trẻ sếp thành 2 đoàn tàu, vừa đi vừa đọc thơ.

 - Chúng ta vừa đọc bài thơ gì vậy các con?

Sau đó cô cho trẻ về vòng tròn ngồi và mời từng cá nhân trẻ đứng lên đọc, cô cùng nhắc lại cho trẻ nhớ.
Cô trò chuyện với trẻ:

      - Con vừa đọc bài thơ gì?

      - Trong  bài thơ con tàu của chúng ta kêu như thế nào?

      - Con tàu gì con?

Cô cùng trẻ đọc lại bài thơ một vài lần.

Hoạt động 2: Đoàn tàu nhỏ xinh!

    Cô cùng trẻ nối đuôi nhau thành 1 đoàn tàu, đi trong đường hẹp mà cô tạo ra, vừa đi vừa đọc bài thơ “con tàu”.

 

 

Download : http://www.mediafire.com/view/?8nz8q88bc4w7fm5

 

Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh

        KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

 

Trường thực tâp : MẦM NON 6

Giáo viên trưởng đoàn: Th.s Ân Thị Hảo

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngoan

Họ và tên : Võ Kiều Nương

 

 

           Tp.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 2 năm 2012

Ngày 1    

BẬT TẠI CHỖ

  1. I.                  MĐYC :

-         Trẻ biết động tác bật nhảy

-         Kĩ năng chụm chân , khụy gối, bật lên cao tại chỗ

-         Trẻ hứng thú tham gia hoạt động , không xô đẩy nhau

 

  1. II.               CHUẨN BỊ :

-         Bóng

 

  1. HOẠT ĐỘNG :
    1. 1.     Khởi động :

-         Cô cho trẻ nắm tay vòng trn2 vừa đi vừa hát bài “ Bóng tròn to”

-         Kết hợp cho trẻ đi dậm chân, đi tiến lùi

  1. 2.     Hoạt động 2:
    1. BTPTC:

-         Chim bay : Hai tay giang ngang , hai tay hạ thấp

-         Chim mổ thóc : Gập người xuống mổ thóc

-         Chim lượn : hai tay giang ngang lượn người qua các hướng

  1. b.     VĐCB :

-         Cho trẻ đứng thành vòng tron ( cách nhau khoảng 30cm)cô đứng giữa cầm bóng đưacao cho trẻ bật để với tới quả bóng

-         Cô lần lượt đưa qua đầu trẻ cho trẻ bật

  1. 3.     Hoạt động 3:

-         Cô cho trẻ chơi trò chơi : “ Bắt bướm”( 2lần)

-         Hồi tĩnh : cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng

 

 

 

 

 

 

Ngày 2

YÊU MẸ

  1. I.                  MĐYC :

-         Trẻ đọc theo cô bài thơ “ Yêu mẹ”

-         Tập phát âm từ khó : Sáng sớm , thổi cơm , kề má

-         Giáo dục trẻ biết yêu thương mẹ, đọc thơ tặng mẹ

 

  1. II.               CHUẨN BỊ :

-         Hình ảnh mẹ và con , hình mẹ nấu ăn

 

  1. III.           HOẠT ĐỘNG :

1.Hoạt động 1 :

-         Cô cho trẻ quan sát bức tranh

-         Trò chuyện :

+ Trong bức tranh có ai ?

+  Mẹ làm gì ?

+ Các con có thương mẹ không ?

      2.Hoạt động 2 :      

-         Cô dạy trẻ đọc thơ

-         Cô đọc trước cho trẻ nghe 2 lần

-         Tập cho trẻ đọc từng câu

       3.Hoạt động 3:

-         Cô cho trẻ đọc tập thể kèm động tác minh họa

-         Cô cho trẻ đọc cá nhân, 2-3 trẻ

-         Kết thúc

 

 

 

 

Ngày 3

BÉ CHƠI VỚI ĐỒ CHƠI MÀU XANH

          I.MĐYC :

- Daïy treû nhaän bieát maøu xanh.

- Phaân bieät maøu ñoû, maøu xanh cuûa ñoà duøng ñoà chôi.

- Treû thích thuù hoaït ñoäng cuøng caùc baïn.

 

II.CHUAÅN BÒ :

-      Nhaïc khoâng lôøi

-      Buùp beâ , Nhaø buùp beâ maøu xanh

-      Theû hình ñoà duøng, ñoà chôi nhieàu maøu

 

III.HOAÏT ÑOÄNG :

1.Hoaït ñoäng 1 :

-       Taïo tình huoáng coâ daãn treû ñeán chôi nhaø moät ngöôøi  ñaëc bieät.

-       Vöøa ñi vöøa haùt baøi “ Em laùi xe oâ- toâ”

-       Coâ hoûi treû : Ai ñaây? Buùp beâ ôû ngoâi nhaø maøu gì?

-       Coâ taïo ñieàu kieän cho nhieàu treû tham gia traû lôøi + phaùt aâm ñuùng töø “ maøu xanh”.

2.Hoaït ñoäng 2:

-       Taïo tình huoáng nhaø baïn buùp beâ chöa coù ñoà duøng gì caû , buùp beâ raát thích ñoà duøng maøu xanh, gioáng maøu caên nhaø ñoù -> treû choïn ñoà duøng  maøu xanh taëng cho buùp beâ.

-       Trong quaù trình choïn , coâ hoûi treû veà maøu cuûa ñoà chôi. Gôïi yù treû choïn sai choïn laïi cho ñuùng.

3.Hoaït ñoäng 3 :

-      Coâ vaø treû haùt + vaän ñoäng baøi  “em buùp beâ”

 

 

 

 

 

Ngày 4

ĐÔI DÉP XINH

  1. MĐYC :

-         Trẻ thuộc lời bài hát : Đôi dép xinh

-         Vận động đơn giản theo giai điệu bài hát

-         Giáo dục trẻ biết giữ gìn đôi bàn chân của mình

  1. II.               CHUẨN BỊ :

-         Nhạc bài “ đôi dép xinh”

-         Dép đủ số lượng trẻ

  1. III.           HOẠT ĐỘNG :
    1. 1.     HĐ 1 :

-         Trò chuyện với trẻ về đôi dép : Đố trẻ khi ra đường phải mang cái gì vào chân để chân không bị dơ

-         Có 1 bài hát nói về đôi dép rất hay . cô se cho các con nghe nha

-         Cô mở nhạc bài hát: Đôi dép xinh cho trẻ nghe

-         Trò chuyện về nội dung bài hát

  1. 2.     HĐ 2:

-         Cô hát cho trẻ nghe lời của bài hát 2-3lần

-         Cô và trẻ cùng hát theo nhac lời của bài hát

+ Cho trẻ hát theo nhóm

+ mời cá nhân lên hát

  1. 3.     HĐ3 :

-         TC : Ai mang dép đúng

-         Cô chuẩn bị sẳn dép cho trẻ ờ xung quanh lớp

-         Cô yêu cầu trẻ chọn đúng đôi dép của mình và mang vào đúng chân trái , chân phải. Cho trẻ mang dép đi xung quanh lớp

-         Cùng hát và đi vòng tròn vận động đơn giản bài hát “ Đôi dép xinh”

 

 

 

 

Ngày 5

XÂY NHÀ CHO BÚP BÊ

  1. I.                  MĐYC :

-         Trẻ biết chồng các khối gỗ lên nhau thành nhà

-         Phát triển cơ tay, sự khéo léo

-         Rèn kỹ năng xếp chồng

 

  1. II.               CHUẨN BỊ:

-         Khối gỗ hình vuông, hình tam giác

 

  1. III.           HOẠT  ĐỘNG :
    1. 1.     Hoạt động 1: Bé chơi với búp bê

-         Cô giới thiệu với trẻ chiếc túi kỳ diệu, cho trẻ sờ đoán xem trong túi có gì

-         Cho trẻ gọi tên màu sắc , hình dáng của khối gỗ vuông, tam giác

-         Cho trẻ cùng chơi xếp chồng các khối gỗ lên nhau

  1. 2.     Hoạt động 2: Xếp nhà cho búp bê

-         Cô gợi ý nhà búp bê , hôm qua gió thổi mạnh làm đổ nhà mất rồi. Bây giờ mình giúp búp bê xây lại nhà nha

-         Cho trẻ xếp chồng các khối gỗ vuông lên nhau, xong xếp khối hình tam giác lên làm mái nhà

  1. 3.     Hoạt động 3: Bé cùng múa hát với búp bê

-         Cho trẻ xép nhà cao tầng xong mời bạn búp bê vào nhà và cùng búp bê hát múa bài “ Cùng múa vui”

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
18-03-2017 23:48:23 01697005066

Sao nhấn vào link lại không ra bài ạ?

Trả lời

 
08-09-2016 09:30:46 01637756235

Ai co thể giup e lam giao an về tàu hỏa cho tre 19 đen 24 thag tuoi dk k ạ

Trả lời

 

Design by  Pham Ngoc Cham

Tự tạo website với Webmienphi.vn